Monday, August 16, 2010

GIAO DỊCH TẠI HOSE: GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC

Có một số câu hỏi mà khá nhiều nhà đầu tư thắc mắc khi thực hiện giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh – HOSE.

1. Quy tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ như thế nào?

2. Phương thức khớp lệnh liên tục là gì?

3. Sửa, hủy lệnh như thế nào?

4. Tại sao lệnh mua có giá cao hơn giá khớp của phiên khớp lệnh định kỳ lại không khớp?

5. Tại sao lệnh mua của nhà đầu tư lại khớp ở mức giá cao hơn giá khớp lệnh định kỳ?

6. Đặt lệnh “làm giá” ở phiên khớp lệnh định kỳ?


Giải đáp

Phương thức khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so

khớp các lệnh mua và bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Phương thức này cho

phép các lệnh sau khi gửi vào hệ thống giao dịch được sắp trên sổ lệnh theo thứ tự ưu tiên, sau đó sẽ được so khớp tại một thời điểm xác định với một mức giá khớp lệnh duy nhất cho mỗi loại chứng khoán. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh theo phương thức này như sau :

1) Là mức giá thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất.

2) Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn mức giá trên thì mức giá trùng hoặc gần với giá

thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

3) Nếu có 2 mức giá khớp có cùng khối lượng được khớp và cùng gần tham chiếu như nhau thì lấy mức giá cao hơn.

Phương thức khớp lệnh liên tục là phương thức hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào sổ lệnh. Giá thực hiện trong phương thức giao dịch liên tục được xác định trên cơ sở mức giá của lệnh giới hạn đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh.

Nguyên tắc so khớp lệnh

Các lệnh được so khớp theo thứ tự ưu tiên như sau:

1. Ưu tiên về giá: Các lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước; các

lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

2. Ưu tiên về thời gian: Đối với các lệnh mua (hoặc lệnh bán) có cùng mức giá thì lệnh

nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Sửa, hủy lệnh

Đối với giao dịch khớp lệnh

Trong thời gian khớp lệnh định kỳ: không cho phép huỷ lệnh giao dịch

được đặt trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ, chỉ cho phép huỷ các lệnh gốc

hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện trong lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.

Trong thời gian khớp lệnh liên tục: cho phép sửa, hủy lệnh trong thời gian khớp lệnh liên tục.

Đối với giao dịch thỏa thuận

Trong trường hợp bên bán yêu cầu hủy lệnh thỏa thuận, bên mua cũng đồng ý hủy lệnh và được sự chấp thuận của HOSE thì lệnh thỏa thuận đó sẽ được hủy.


Xác định giá khớp lệnh định kỳ

Theo dõi ví dụ sau:

Mã XYZ: giá tham chiếu: 16.000 ; trần 16.800; sàn 15.200

Vào đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, có các lệnh đặt mua và bán cổ phiếu XYZ như sau:

Lệnh mua

Lệnh bán

Khối lượng

Giá

Giá

Khối lượng

3000 G

ATO

ATO

1000 H

1200 B

16.800

15.300

1000 C

2000 F

16.500

15.800

1000 E

300 D

15.800

16.000

1100 A

?

?

Vào thời điểm khớp lệnh, hệ thống giao dịch tính toán giá khớp lệnh như sau:

Cộng dồn khối lượng đặt mua và chào bán theo từng mức giá:

Cộng dồn khối lượng đặt mua

Đặt mua

Giá

KL

Khớp

Đặt

bán

Cộng dồn khối lượng đặt bán

3000

3000 G

ATO

3000

1000 H

4100

3000 + 1200 = 4200

1200 B

16.800

4100

?

4100

4200 + 2000 = 6200

2000 F

16.500

4100

4100

6200

16.000

4100

1100 A

4100 = 3000+1100

6200 + 300 = 6500

300 D

15.800

3000

1000 E

3000 = 2000 + 1000

6500

15.300

2000

1000 C

2000 = 1000 + 1000

(Khối lượng lệnh ATO đặt mua hoặc đặt bán được cộng vào khối lượng đặt ở từng mức

giá bên mua hoặc bên bán).

Áp dụng nguyên tắc 1 của xác định giá khớp lệnh định kỳ thì ta có được ba mức giá có cùng khối lượng khớp lớn nhất [có khối lượng là 4100] là 16.000,16.500 và 16.800. Tiếp tục áp dụng nguyên tắc 2 thì chúng ta có được giá khớp cần chọn là 16.000.

Kết quả khớp lệnh: 4100 cổ phiếu XYZ được khớp tại mức giá 16.000 VNĐ.

Ưu tiên khớp lệnh ATO trước.

Chi tiết khớp lệnh như sau:

1.G&H khớp 1000 [ khối lượng khớp còn lại 3100]

2.G&C khớp 1000 [khối lượng khớp còn lại 2100]

3.G&E khớp 1000 [khối lượng khớp còn lại 1100]

4.B&A khớp 1100 [khối lượng khớp còn lại 0]

Sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ, sổ lệnh của XYZ như sau:

Lệnh mua

Lệnh bán

Khối lượng

Giá

Giá

Khối lượng

100 B

16.800

2000 F

16.500

300 D

15.800

Ví dụ trên tương tự cho lệnh ATC ở phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.

Đến đây chúng ta đã có thể giải đáp được thắc mắc vì sao lệnh mua có giá cao hơn giá khớp của phiên khớp lệnh định kỳ lại không khớp.


Tại sao lệnh mua của nhà đầu tư lại khớp ở mức giá cao hơn giá khớp lệnh định kỳ?

Để giải đáp cho các câu hỏi “tại sao lệnh mua của nhà đầu tư lại khớp ở mức giá cao hơn giá khớp lệnh định kỳ?” chúng ta tiếp tục theo diễn biến như sau.

Với sổ lệnh của chứng khoán XYZ khi kết thúc phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa như trên.Vào phiên khớp lệnh liên tục, ví dụ như sau:

Vừa ngay lập tức khi thị trường chuyển qua phiên giao dịch liên tục thì có một lệnh đặt bán 2500 XYZ giá 16.500 được đưa vào.

Sổ lệnh XYZ khi đó

Lệnh mua

Lệnh bán

Khối lượng

Giá

Giá

Khối lượng

100 B

16.800

16.500

2500 J

2000 F

16.500

300 D

15.800

Hệ thống thực hiện khớp lệnh ngay lập tức như sau:

100 cổ phiếu tại mức giá 16.500 (B-J)

2000 cổ phiếu tại mức giá 16.500 (F-J)


Sổ lệnh XYZ sau đó:

Lệnh mua

Lệnh bán

Khối lượng

Giá

Giá

Khối lượng

300 D

15.800

16.500

400 J

Như vậy gần như là ngay thời điểm kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ thì nhà đầu tư lại nhận được lệnh khớp với giá 16.500, giá này lại cao hơn giá khớp lệnh của phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, được xác định như trên là 16.000.

Và rõ ràng nhà đầu tư sẽ thắc mắc ngay là tại sao lệnh của mình đặt trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa lại khớp với giá cao hơn giá khớp lệnh của phiên???

Điều này thường hay xảy ra trong thực tế.

Về mặt kỹ thuật thì trong những message xác nhận kết quả khớp lệnh [2I,2E] thì HOSE không trả về giá trị nào để chỉ rõ là lệnh được khớp trong phiên nào.

Trong những tình huống như thế này thì ví dụ như trên là một cách để trả lời thắc mắc – khi đó lệnh được xác nhận là khớp ở phiên liên tục chứ không phải khớp ở phiên khớp lệnh định kỳ.


Đặt lệnh “làm giá” ở phiên khớp lệnh định kỳ?

Chúng ta thường thấy ở phiên khớp lệnh định kỳ có nhiều lệnh lô 10 được “rãi lên” bảng giá điện tử, và người ta thường gọi là đang “làm giá” [“che giá”].

Để trả lời cho câu hỏi này thì có nhiều vấn đề. Và một trong những vấn đề mà chúng ta có thể hiểu như sau.

Trở lại với sổ lệnh của chứng khoán XYZ ở phiên khớp lệnh định kỳ.

Lệnh mua

Lệnh bán

Khối lượng

Giá

Giá

Khối lượng

3000 G

ATO

ATO

1000 H

1200 B

16.800

15.300

1000 C

2000 F

16.500

15.800

1000 E

300 D

15.800

16.000

1100 A

16.800?

10? L

Điều gì xảy ra nếu chúng ta thêm một lệnh đặt bán 10 cổ phiếu XYZ giá trần 16.800?

Vào thời điểm khớp lệnh, hệ thống giao dịch tính toán giá khớp lệnh như sau:

Cộng dồn khối lượng đặt mua

Đặt mua

Giá

KL

Khớp

Đặt

bán

Cộng dồn khối lượng đặt bán

3000

3000 G

ATO

3000

1000 H

4110

3000 + 1200 = 4200

1200 B

16.800

4110

10 L?

4110 = 4100 + 10

4200 + 2000 = 6200

2000 F

16.500

4100

4100

6200

16.000

4100

1100 A

4100 = 3000+1100

6200 + 300 = 6500

300 D

15.800

3000

1000 E

3000 = 2000 + 1000

6500

15.300

2000

1000 C

2000 = 1000 + 1000

Theo nguyên tắc khớp lệnh thì khối lượng khớp lớn nhất là 4110 và ở giá 16.800.

Như vậy chỉ cần đặt thêm một lệnh bán 10 cổ phiếu ở giá trần thì giá khớp đã từ 16.000 chuyển thành 16.800 ! Lợi nhuận của những lệnh bán đã tăng lên thêm 5%.

Có lẻ điều này giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về cái gọi là “làm giá” trong phiên khớp lệnh định kỳ.


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 8 năm 2010

Lê Đức Tâm